Tinh thần cầu thị ở phụ nữ có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống gia đình
Rất nhiều người khi lập gia đình, may mắn gặp được người chồng có nghề nghiệp tất, có địa vị cao, thu nhập ổn định, liền bỏ cả tương lai sự nghiệp của mình, an phận làm vợ, ở nhà lo chưng diện, giải trí với bạn bè, lâu dần trở nên “lệ thuộc vào sự chu cấp của chồng” – xảy ra chuyện không may, hoặc chồng bị “sa cơ, lỡ vận”, thất nghiệp, hoặc bị bệnh tật, tai nạn không làm ra tiền, gia đình ấy hoàn toàn đứng bên bờ vực thẳm không cách chi cứu vãn…
Sống trong xã hội ngày nay, không ai có thể khẳng định rằng, có tiền bạc nhà cửa, học rộng tài cao là có thể đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần hoàn toàn tốt đẹp. Nói rõ hơn, chúng ta không thể sống an phận, cam chịu với những gì mình đã có, đang có, mà quên rằng từng ngày, từng giờ cuộc sống luôn đổi thay, chuyển dịch.
Ngàv nào, bạn có ý nghĩ: “ta có đủ tiền rồi, đủ mọi thứ cần thiết rồi và cả hạnh phúc nữa, ta không cần bận tâm nghĩ ngợi, không cần bon chen lo lắng nữa…” e rằng bạn sẽ rơi vào tình cảnh hụt hẫng, bế tắc khi số phận trớ trêu dồn đẩy bạn đến chỗ không may. Đời luôn luôn dành sẵn những thử thách bất ngờ những cạm bẫy hiểm nguy, chỉ cần ta chủ quan, lơ là sẽ rơi vào nỗi tuyệt vọng, cay đắng khôn lường. Việc học hỏi, quan sát, giúp cho ta có thêm kinh nghiệm, hiểu biết để sẵn sàng đối phó với nguy cơ từ mọi phía.
Trong cuộc sống gia đình cũng vậy. Nếu anh ấy đang có nghề nghiệp ổn định, thu nhập khá, đủ đảm bảo cho bạn và con cái, bạn vẫn phải học thêm, biết thêm một công việc khác, hoặc khuyên anh ấy làm thêm “nghề phụ” dự phòng khi “trái gió, trở trời” phải bươn chải kiếm sống. Tinh thần cầu tiến của người đàn ông đã quan trọng mà tinh thần cầu tiến của người đàn bà – nhất là khi đã có gia đình, con cái, cũng quan trọng không kém. Học để hiểu biết, để phụ giúp chồng con. Học để thích nghi với cuộc sống ngày một tiến bộ. Học để nâng cao nhận thức, quan điểm của mình trong giao tiếp xã hội. Điều đó hoàn toàn có ích.
Rất nhiều người khi lập gia đình, may mắn gặp được người chồng có nghề nghiệp tất, có địa vị cao, thu nhập ổn định, liền bỏ cả tương lai sự nghiệp của mình, an phận làm vợ, ở nhà lo chưng diện, giải trí với bạn bè, lâu dần trở nên “lệ thuộc vào sự chu cấp của chồng” – xảy ra chuyện không may, hoặc chồng bị “sa cơ, lỡ vận”, thất nghiệp, hoặc bị bệnh tật, tai nạn không làm ra tiền, gia đình ấy hoàn toàn đứng bên bờ vực thẳm không cách chi cứu vãn… Lúc đó, người vợ lẽ ra phải biết cách chèo chống, xoay xở… mua bán hoặc làm việc gì để kiếm sống thì lại chỉ biết “than trời, trách đất” đùn đẩy trách nhiệm cho chồng, coi gia đình là gánh nặng cần phải trút bỏ, tự đi tìm một “cái phao” khác và tiếp tục cuộc sống như trước kia mà không mảy may nghĩ đến các con – đó là người đàn bà đáng trách. Hậu quả của thái độ ích kỷ, nhẫn tâm đó là sự khinh rẻ, xa lánh của những người thân đối với họ.
Khi yêu, người ta luôn thề nguyền “vui sướng khổ đau cùng chia, đói no cùng hưởng” tại sao khi lấy nhau rồi gặp chuyện bất trắc, rủi ro ta lại đành lòng bỏ mặc vợ hoặc chồng mình? Chưa kể khi đó ta còn có trách nhiệm phải chăm lo con cái, dạy dỗ chúng nên người hữu ích cho gia đình và xã hội! . Nếu cha hoặc mẹ của chúng là một người tham lam, vị kỷ hoặc hèn nhát, vô tâm… thì làm sạo chúng có thể yêu kính, vâng lời và biết đền đáp công ơn nuôi dưỡng sau này?
Trong tình nghĩa vợ chồng cũng thế, người nào biết yêu thương, hy sinh vì gia đình của mình, chịu đựng đắng cay, vất vả để giúp chồng con làm nên sự nghiệp, gìn giữ được lòng tin yêu, chung thủy qua bao gian nan, tai họa thì đó là người đàn bà gương mẫu, đáng kính sẽ luôn luôn được yêu mến, tôn thờ… ở đời, mấy ai đi đường mà không vấp đôi lần? Cũng có khi, số phận sắp bày những khúc quanh, lối ngoặt để thử sức chịu đựng, thử lòng can đảm, thủy chung của con người đối với nhau. Không “ba chìm, bẩy nổi”, không lúc nắng, lúc mưa thì‘làm sao đo lường được hết?… Cho dù vẫn có lắm người “giàu đổi bạn, sang đổi vợ”, nhưng hạng người đó cuối cùng cũng sẽ chẳng còn gì, chẳng còn ai bên cạnh lúc rủi ro, hoạn nạn lần nữa…
Một số ngườỉ khi đang vinh hiển, xem thường vợ hoặc chồng mình, xem nhẹ những đồng lương ít bị mà người ấy kiếm được một cách chính đáng, để rồi khi “tắt lửa, tối đèn” bị bạn bè xa lánh, phải nhờ vào sự tận tâm, tận lực ở người vợ hoặc chồng mình mới qua được lúc khó khăn, liền cảm thấy ân hận, trách mình, từ đó trở nên gắn bó, tôn trọng người kia hơn. Điều này cho chúng ta thấy rằng chỉ trong gian gian, hoạn nạn, con người mới chứng minh được đâu là người tốt, đâu là kẻ xấu., và sau đó, dĩ nhiên cái giá trị thật sự được nhân lên bội phần — điều mà chúng ta luôn mong đợi tại sao lại không thực hiện cho đến nơi đến chốn được chứ?
Cũng nên nói thêm, trong chúng ta không ai thích nghe một lời kể ơn đại loại như: “nhờ có tôi mà cô…” hoặc “đừng quên là tôi đã nuôi anh ngần ấy năm tháng…” Thái độ không khéo nhất là “tự xem mình có trách nhiệm san sẻ, chịu đựng cùng với người ấy tất cả mọi chuyện”. Bởi khi đã là vợ chồng, phải chăng bạn cũng là “một nửa của người kia rồi?”. Trừ phi, giữa bạn và người ấy đã có sẵn một hố sâu ngăn cách không thể nào hàn gắn, lắp đầy được nữa, bạn cũng nên giữ lại cho mình chút lòng trắc ẩn để đừng đay nghiến, dằn vặt người kia thêm trong cảnh ngộ vốn đã đáng buồn này.
Làm ơn thì làm ơn cho trót — đã muốn giúp thì phải giúp cho hết lòng. Khi người ấy qua cơn hoạn nạn, nếu bạn không còn tình yêu thì có thể nói chia tay vẫn chưa muộn. Khi đó, người kia không thể trách bạn mà tự thân bạn cũng tránh được nỗi ân hận dày vò của lương tâm.
Người ta thường nói – Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Nếu bạn là một người phụ nữ có tinh thần cầu tiến. Có ý chí, nghị lực đủ để vượt qua những bất trắc, tai họa trong đời sống thì nên tin rằng hạnh phúc đang đón chờ bạn ở đâu đó, không xa lắm.
Leave a Reply