Tinh thần cầu thị sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn trong cuộc sống như thế nào?
Một người khôn ngoan không đợi đến khi những hoàn cảnh bất lợi xảy ra mới hy vọng là mình sẽ tư duy heo hướng Cầu tiến. Họ giữ lối tư duy đó mỗi ngày. Tôi khuyến khích bạn bắt đầu một ngày mới bằng cách suy ngẫm mọi việc theo hướng tư duy Cầu tiến, từ đó bạn có sự chuẩn bị sẵn sàng nếu hôm nay là ngày mà nghịch cảnh tìm đến bạn. e. Nhờ Cậy Một Người Hỗ Trợ. Có rất nhiều người chân thành muốn hỗ trợ bạn bằng cách bày tỏ sự cảm thông khi bạn phản kháng, than thở, và đổ lỗi. “Tội em quá,” họ an ủi, “thật là quá bất công.” Họ có ý tốt, nhưng vô tình, họ có thể càng khiến bạn tư duy theo hướng Suy sụp.
Có một câu chuyện về Albert Eistein người ta vẫn hay nhắc đi nhắc lại. Một người từng hỏi ông, ông nghĩ câu hỏi quan trọng nhất mà mỗi con người cần phải giải đáp là gì, Eistein trả lời: “Vạn vật có ưu ái ta hay không?” Chắc chắn, cách mà bạn giải đáp câu hỏi này sẽ dẫn bạn đến với hạnh phúc hoặc bất hạnh. Nếu bạn chọn cho rằng thế giới này tốt đẹp, thì hẳn là bạn sẽ cảm thấy biết ơn những gì trải qua trong quá khứ, lưu tâm đến những điều tốt lành trong hiện tại, và tràn ngập hy vọng khi nghĩ về tương lai.
Nếu ngược lại, bạn cho rằng mọi thứ xung quanh không hề tốt đẹp, thì hẳn là bạn sẽ tập trung vào những điều tiêu cực, than thở về những khó khăn đang phải xoay sở, và nhìn tương lai với cái nhìn bi quan. Nhưng, tôi không chắc là Eistein đã đưa ra đúng câu hỏi. Bởi vì thực tế là thế giới này không tốt cũng không xấu. Vạn vật chỉ là chính nó, tại thời điểm mà nó tồn tại, bao gồm tất cả những hoàn cảnh thuận lợi và không thuận lợi.
Vạn vật độc lập với từng cá nhân, và không có khả năng “đối xử” có chủ đích với cá nhân theo chiều hướng tốt hay xấu. Thực tế, nếu ngẫm lại thì một thế giới như vậy thậm chí không “biết” đến là bạn có tồn tại. Thế nên, tôi cho rằng có một câu hỏi khác hay hơn mà mỗi người cần giải đáp: “Bạn sẽ phản ứng như thế nào khi đối mặt với những hoàn cảnh không thuận lợi trong cuộc sống?” Nếu bắt đầu từ giả thiết rằng trong đời ai cũng có những bất hạnh, và cuộc đời bạn cũng vậy – đôi khi đó là những phức tạp và phiền phức, khi khác là những tai ương hay thậm chí bi kịch – thì bạn có hai cách phản ứng trước rủi ro mà mình gặp phải.
2 Kiểu Tư Duy Tư Duy Theo Hướng Suy Sụp Với lối tư duy này, bạn thấy mình là nạn nhân của những hoàn cảnh không mong muốn. Nghĩa là, bạn quy trách nhiệm cho thế giới xung quanh về hạnh phúc của bạn. Vì vậy, khi phải đối diện với tình huống không mong muốn, bạn thường có thái độ phản kháng, (“Không thể thế được!”), than thở, (“Sao lại là mình chứ?”), và/hoặc đổ lỗi (“Quỷ tha ma bắt ông!” “Tại mình hết!” “Chết tiệt!”), thay vì bắt tay vào làm gì đó để cải thiện tình hình. (Hình ảnh: pakorn, tại freedigitalphotos.net) Cách tư duy trên dẫn đến vô số những hệ quả tiêu cực. Đầu tiên, bạn phải chịu đựng nghịch cảnh “một trong hai”: nghịch cảnh mà bạn gặp phải, cùng với sự lan tỏa cảm xúc tiêu cực đến từ nỗi phiền muộn, tủi thân, cảm giác cay đắng mà kiểu tư duy này gây ra. Thứ hai, bạn sẽ chần chừ hành động nhằm cải thiện nghịch cảnh đó, để rồi bạn mập mờ không tìm ra hướng giải quyết.
Thứ ba, tư duy theo lối suy sụp có chiều hướng ăn sâu vào bạn như một thói quen, và rồi lần sau khi một hoàn cảnh bất lợi khác xảy đến, nhiều khả năng là bạn sẽ phản ứng theo những cách tiêu cực hơn, kém hiệu quả hơn nữa. Tư Duy Theo Hướng Cầu Tiến Với lối tư duy này, bạn chịu trách nhiệm cho chính cuộc đời của mình, theo kiểu, “Những gì diễn ra trong cuộc sống và tương lai của tôi thì đều do tôi cả.” Khi nghịch cảnh bất chợt xảy đến, thì thay vì phản kháng, than thở hoặc đổ lỗi, bạn giải quyết bằng cách làm hết khả năng của mình để cải thiện tình hình tốt nhất có thể. Nếu bạn tập cho mình tư duy cầu tiến, bạn có thể khiến bản thân quen với việc tự hỏi những câu hỏi sau đây mỗi lần vấp phải một chướng ngại trong cuộc sống: Mình nhìn thấy cơ hội gì để phát triển bản thân từ tình huống tiêu cực này? Bước hành động tiếp theo tốt nhất là gì? Mình có thể học được gì từ trải nghiệm này để mai sau vận dụng cho tốt?
Hãy để ý những câu hỏi trên chuyển đổi sự tập trung của bạn ra sao: từ suy nghĩ xem mình là nạn nhân với các cảm xúc tiêu cực sang suy nghĩ về hành động tích cực. Sự thật là hầu hết các tình huống đều có thể cải thiện được, nếu không phải lúc nào cũng được giải quyết triệt để. Hơn nữa, thậm chí nếu không thể giải quyết tình huống bất lợi đó ngay lập tức, bạn cũng không nhất thiết phải khiến bản thân mình khổ sở bằng cách phản kháng, than thở, và/hoặc đổ lỗi Đối Mặt Tôi đảm bảo rằng bạn sẽ sớm gặp phải những nghịch cảnh không mong muốn trong đời mình. Bạn không có lựa chọn nào khác. Bạn chỉ có thể kiểm soát cách phản ứng của mình trước nghịch cảnh. Sau đây là một vài ý tưởng mà bạn có thể áp dụng để giúp mình suy nghĩ theo hướng Cầu tiến trước những thăng trầm không tránh khỏi trong đời a.
Rà Soát Lại Thái Độ Sống. Hãy nhớ lại 10 tình huống bất lợi mà bạn trải qua gần đây nhất. Thành thật mà nói, bạn đã mặc nhiên có lối tư duy như thế nào? Tư duy theo hướng Suy sụp hay Cầu tiến? Dù là Suy sụp hay Cầu tiến thì bạn đã trải qua những cảm xúc gì? Những trải nghiệm đó giúp bạn hay ngăn cản bạn bắt tay vào giải quyết vấn đề? b. Kiên Định Với Lối Tư Duy Bạn Muốn Áp Dụng. Hãy xem lại phần giải thích của tôi về Tư duy theo hướng Suy sụp và Tư duy theo hướng Cầu tiến.
Về phần bạn, hãy cân nhắc chọn một lối tư duy mà bạn muốn tiếp bước. Kiên định áp dụng lối tư duy đó mỗi lần gặp phải những bất lợi không thể tránh khỏi trong cuộc sống. c. Ngẫm Nghĩ Lại Cuộc Đời. Tìm một khoảng thời gian tĩnh lặng để suy ngẫm về cuộc đời mình. Hãy nhìn vào quá khứ. Có điều gì khiến bạn thấy cay đắng, tội lỗi, hoặc phiền muộn không? Nếu có, hãy áp dụng tư duy theo hướng Cầu tiến để xem tình huống đó có thể được cải thiện ra sao. Hãy áp dụng cách nghĩ tương tự vào đời sống hiện tại. Đồng thời, nghĩ về tương lai để dự đoán xem việc gì có khả năng xảy ra mà bạn có thể chủ động đương đầu với nó bằng suy nghĩ tích cực. Nói cách khác, hãy thực hiện việc “dọn dẹp” cuộc sống của bạn mà không đụng đến “hộp đồ nghề” tiêu cực: phản kháng, than thở, và/hoặc đổ lỗi. d. Lặp Lại Quá Trình Tư Duy Theo Hướng Cầu Tiến Mỗi Ngày.
Một người khôn ngoan không đợi đến khi những hoàn cảnh bất lợi xảy ra mới hy vọng là mình sẽ tư duy heo hướng Cầu tiến. Họ giữ lối tư duy đó mỗi ngày. Tôi khuyến khích bạn bắt đầu một ngày mới bằng cách suy ngẫm mọi việc theo hướng tư duy Cầu tiến, từ đó bạn có sự chuẩn bị sẵn sàng nếu hôm nay là ngày mà nghịch cảnh tìm đến bạn. e. Nhờ Cậy Một Người Hỗ Trợ. Có rất nhiều người chân thành muốn hỗ trợ bạn bằng cách bày tỏ sự cảm thông khi bạn phản kháng, than thở, và đổ lỗi. “Tội em quá,” họ an ủi, “thật là quá bất công.” Họ có ý tốt, nhưng vô tình, họ có thể càng khiến bạn tư duy theo hướng Suy sụp.
Như một người nghiện rượu đang cai nghiện có ai đó hỗ trợ, và như các vận động viên luôn có huấn luyện viên ở bên, bạn nên thỉnh thoảng tìm gặp một người có tư duy theo hướng Cầu tiến và có khả năng làm một “cố vấn” tinh thần cho bạn. Hình ảnh: bplanet, tại freedigitalphotos.net Bạn cần lưu ý khi nhờ cậy một người hỗ trợ. Tiến Bước Cuộc đời thì không dễ dàng hay khó khăn với ai cả. Cuộc đời vẫn là chính nó. Do vậy, chắc chắn sẽ có những lúc mỏi mệt, những thách thức và thậm chí là bi kịch trong đời bạn. Đó là những việc không thể tránh khỏi. Khi bạn phải đối diện với những hoàn cảnh không thuận lợi, bạn có thể phản ứng bằng tư duy theo hướng Suy Sụp hoặc Cầu Tiến. Tôi mong bạn sẽ chọn, sẽ thực hiện, và rèn luyện tư duy theo hướng Cầu tiến. Tác giả: Russell Grieger ( Nguồn Ubrand.cool )
Leave a Reply