Tinh thần cầu thị để cho mỗi ngày của bạn là một nhiềm vui
Một trong những cách hiệu quả nhất để khiến sếp phải chú ý chính là chứng tỏ mình là con người có tinh thần cầu tiến. Chẳng sếp nào lại thích một nhân viên chỉ biết “chỉ đâu đánh đấy”, không có cố gắng hay tham vọng gì trong công việc. Sếp sẽ nhận ra tinh thần cầu thị, muốn học hỏi của bạn và rất trân trọng nó.
Muốn có một môi trường làm việc dễ chịu, bạn luôn phải đảm bảo được mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và sếp! Làm sao để làm được điều này?
Nhân viên lẫn giám đốc thì đều có cấp trên, ngay cả CEO của cả một công ty cũng phải nhận chỉ đạo từ một người có chức vụ lớn hơn. Chỉ khác một điều rằng, trách nhiệm trên vai một CEO sẽ lớn hơn ai hết khi phải cam kết chịu trách nhiệm trước tất thảy các sếp lớn trong Hội Đồng Quản Trị. Đã đi làm thuê thì ai cũng phải có trách nhiệm làm hài lòng lãnh đạo của mình, hầu hết mọi người đều thừa nhận rằng điều này không hề dễ dàng gì bởi mỗi sếp lại có một tính cách khác nhau. Nếu bạn đang loay hoay không biết gây cảm tình với sếp bằng cách nào, hãy nhớ kỹ 7 điều sau đây:
1. Phải thể hiện mình có tinh thần cầu tiến
Có một mục tiêu rõ ràng trong công việc và nỗ lực hết mình vì nó, sớm muộn gì sếp cũng nhận ra cố gắng của bạn.
Một trong những cách hiệu quả nhất để khiến sếp phải chú ý chính là chứng tỏ mình là con người có tinh thần cầu tiến. Chẳng sếp nào lại thích một nhân viên chỉ biết “chỉ đâu đánh đấy”, không có cố gắng hay tham vọng gì trong công việc. Sếp sẽ nhận ra tinh thần cầu thị, muốn học hỏi của bạn và rất trân trọng nó.
2. Vượt chỉ tiêu trong công việc
Chỉ đi làm đủ 8 tiếng, hết giờ là về với vợ con thì đừng mong chiếm được cảm tình từ sếp.
Nếu chỉ đi làm với chỉ tiêu làm hết công việc được giao, bạn có thể chào tạm biệt giấc mơ thăng chức của mình được rồi. Ngay là sếp của bạn trước đây cũng phải dành hàng giờ tăng ca, hi sinh mọi buổi hẹn riêng tư và những ngày nghỉ cuối tuần mới có được ngày hôm nay. Đừng quên rằng, muốn có kết quả hơn người khác, bạn phải nỗ lực gấp đôi họ, sếp sẽ rất tin tưởng những nhân viên chăm chỉ như vậy.
3. Đừng tham gia vào hội bà tám trong công ty
Tạm biệt hội bà tám để bước chân vào hành trình tìm kiếm tình yêu nơi sếp thôi!
Mọi động thái của tất cả nhân viên trong công ty đều được đưa ra bàn tán trong hội bà tám, bạn sẽ nắm rõ cuộc sống của từng người trong lòng bàn tay. Những chuyện ngồi lê đôi mách như vậy thật là một chủ đề bất tận và không kém thú vị chốn công sở. Nhưng bạn nên hiểu rõ rằng, công ty là nơi để làm việc chứ không phải là cái chợ, rõ ràng sếp sẽ chẳng có ấn tượng tốt đẹp gì với những người chỉ đến văn phòng là kéo ghế tụm năm tụm bảy vào bàn tán rồi.
4. Hăng hái nhận thêm việc
Đừng cho rằng những giờ làm thêm, những buổi tăng ca ngày hôm nay là vô nghĩa, trong tương lai ắt hẳn nó sẽ giúp ích bạn rất nhiều.
Tình nguyện nhận thêm việc là một cách rất tuyệt để sếp phải để ý tới bạn. Bạn sẽ phải chấp nhận làm nhiều việc hơn với cùng một mức lương được nhận, nhưng những lần làm việc “không công” này chắc chắn sẽ gây ấn tượng với sếp và biết đâu trong tương lai lại mang đến những cơ hội lớn mà bạn không hề ngờ tới.
5. Chia sẻ đồ ăn với mọi người trong phòng
Chẳng ai lại không yêu quý một người rất hiểu chuyện và chu đáo như bạn cả.
Ai lại không thích nhấm nháp chút đồ ăn vặt trong văn phòng cơ chứ? Bạn không cần phải làm điều này hàng ngày, nhưng thỉnh thoảng, chừng một tháng một lần, hãy mua chút bánh trái gì đó trên đường đi làm. Tuyệt vời hơn nữa, bạn cũng có thể mang tới đồ bạn tự làm ở nhà. Đây không chỉ là một hành động thể hiện lòng tốt, mà cả sự quan tâm của bạn đối với nơi làm việc đủ để dành thêm thời gian cá nhân của bạn cho nó.
6. Nhớ ngày sinh nhật của sếp
Sếp sẽ rất vui khi nhận được một món quà ý nghĩa từ nhân viên trong ngày sinh nhật.
Thật hay nếu bạn nhớ được ngày sinh nhật của sếp. Bạn không cần làm gì quá phô trương hay long trọng trong ngày này, một tấm thiệp hay một món quà đơn giản là đủ. Những thứ trên tuy nhỏ nhưng vẫn sẽ khiến sếp bạn cảm kích và ghi nhớ rất lâu.
7. Quan tâm đến sếp
Những gì xuất phát từ trái tim sẽ chạm vào được trái tim, đừng cố xu nịnh, hãy chỉ thể hiện sự tử tế của mình ra mà thôi.
Việc bạn quan tâm đến sếp là điều rất đáng làm, tuy nhiên tất cả nên bắt đầu từ sự chân thành. Điều này rất đơn giản, hãy quan tâm tới sếp như bạn thường làm với những người đồng nghiệp khác. Thực tâm lắng nghe cảm xúc và những gì sếp muốn chia sẻ, bạn sẽ trở nên thân thiện mà không thái quá trong mắt sếp.
Có rất nhiều cách giúp sếp chú ý tới bạn và mang lại lợi ích cho con đường thăng tiến trong công việc của bạn. Bạn đã làm được những cách nào rồi?
Leave a Reply